THỜI TIẾT HAI NGÀY CUỐI TUẦN 15/03/2014 và 16/03/2014


 

HoaBuoi_3

Hoa bưởi – hương sắc mùa xuân

Các  tỉnh phía tây Bắc bộ trong hai ngày cuối tuần 15/03/2014 và 16/03/2014 có thời tiết mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng.

*Nhiệt độ thấp nhất phổ biến trong khoảng 16-18 độ C.

*Nhiệt độ cao nhất thay đổi trong khoảng 19-22 độ C, có nơi cao hơn 28-31 độ C.

Các tỉnh phía đông Bắc bộ,  trong đó có Thủ đô Hà Nội  có thời tiết  nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác.

*Nhiệt độ thấp nhất phổ biến trong khoảng 14-16 độ C.

*Nhiệt độ cao nhất thay đổi trong khoảng 18-20 độ C.

ChoNonGoGang_AnNhon_BinhDinh

Chợ nón đêm Gò Găng, An Nhơn, Bình Định

Các tỉnh bắc Trung bộ trong ngày thứ 7 15/03/2014 và Chủ nhật 16/03/2014 có thời tiết  nhiều mây, đêm và sáng có mưa và mưa nhỏ; các tỉnh nam Trung bộ có thời tiết mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng.

*Nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 15-18 độ C.

*Nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 21-23 độ C, phía nam Trung bộ có nhiệt độ cao hơn, khoảng 25-28 độ C.

TuoiThoMienTayTrenCanhDong

Tuổi thơ trên cánh đồng miền Tây Nam bộ

Các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày thứ 7 15/03/2014 và Chủ Nhật 16/03/2014 có thời tiết  mây thay đổi, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, miền Đông có nắng nóng.          

*Nhiệt độ thấp nhất thay đổi trong khoảng 23-25 độ C

*Nhiệt độ cao nhất thay đổi trong khoảng 31-33 độ C, có nơi cao hơn, trên 35-36 độ C.

Tình hình thuỷ triều và úng ngập ở TPHCM:  theo dự báo của Đài KTTV Nam bộ trong  ngày thứ 7 15/03/2014 và Chủ nhật 16/03/2014 thuỷ triều ở mức thấp, mực nước dự báo tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn dưới Báo động I (1.30m), không gây úng ngập trong thành phố.

Chúc các bạn và gia đình có một kỳ nghỉ cuối tuần thật vui vẻ!

 

ĐẢO GẠC MA NGÀY ẤY


Ngày 14/3/1988 Trung Quốc cho tàu chiến tấn công xâm chiếm một số đảo, trong đó có Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta. Nhân 26 năm sự kiện này, Tiến sĩ Khí tượng Phạm Đức Thi, một đồng nghiệp lớn tuổi của tôi đã tặng chúng tôi bài thơ anh viết ngày 14/3/2013 “sau khi đọc các bài viết về cuộc hải chiến của các Chiến sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng chống quân xâm lược Trung Hoa cách đây 25 năm và cuộc hội ngộ đầy cảm động của các chiến sĩ và gia đình liệt sĩ sau 25 năm”. Được sự đồng ý của anh, xin giới thiệu với các bạn bài thơ này.

ĐẢO GẠC MA NGÀY ẤY                             

                     Kính tặng các Anh hùng, Liệt sĩ, các Chiến sĩ Hải quân Việt Nam

Phạm Đức Thi

Ngày này năm ấy*)

Một phần tư thế kỷ qua

Bọn xâm lược Trung Hoa

Đánh chiếm Gạc Ma-

Quần đảo Trường Sa, đất nước mình.

Sáu mươi tư chiến sĩ anh dũng hy sinh

Chín người bị quân thù bắt

Hơn bẩy mươi chiến sĩ hải quân anh hùng bất khuất

Giữ đảo đến cùng.

Thiếu úy Trần Văn Phương:

Không được lùi bước

                             Phải để máu của mình tô thắm lá cờ Tổ Quốc

Và Anh ngã xuống trước làn đạn quân thù.

Binh nhất Nguyễn Văn Lanh**)

Xông lên đánh văng súng tên cầm đầu lũ giặc

Tất cả kết thành vòng tròn, mắt thần sáng quắc

Kiên quyết bảo vệ cờ Tổ Quốc

Giặc khiếp kinh, rời đảo, lui quân***).

Binh nhất Trần Thiên Phụng dù bị thương

Trôi lênh đênh trên mặt biển

Giặc chĩa súng ra lệnh đầu hàng

Nhìn thẳng vào mắt thù, thét lớn:

Đất nước chúng ta

 Không bao giờ dạy người lính đầu hàng”.

Ôi, khí phách hiên ngang

Các Anh viết tiếp những trang sử vẻ vang

Những chiến công hiển hách

Chống giặc ngoại xâm

Giữ từng tấc đất

Sản sinh triệu triệu anh hùng.

Ôi, tiếng thét của Đảo trưởng Nguyễn Thông:

Lãnh thổ đất nước ta đã bị xâm lăng

  Anh em xông lên quyết tâm đẩy lùi quân địch

Đanh thép như lời hịch

Hào khí Đông A – Hào khí Việt Nam.

Này lũ giặc ngoại xâm

Dù đã chiếm được Gạc Ma

Dù hiểm độc, mưu ma chước quỷ

Chúng bay không bao giờ có thể

Khuất phục chúng ta, hơn bốn nghìn năm lịch sử oai hùng.

Đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn.

                                                                     Hà Nội, ngày 14/3/2013

*)  Ngày 14 tháng 3 năm 1988

**) Nay là thiếu tá – Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh

***) Giặc khiếp kinh phải lui quân khỏi đảo Cô Lin

Bài thơ này tôi viết ngay trong ngày 14/3/2013, sau khi đọc các bài viết về cuộc hải chiến của các Chiến sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng chống quân xâm lược Trung Hoa cách đây 25 năm và cuộc hội ngộ đầy cảm động của các chiến sĩ và gia đình liệt sĩ sau 25 năm. Phạm Đức Thi

CHUYỆN NGƯỜI SÀI GÒN


Hà Nội đang có mưa nhỏ và sương mù mờ ảo. Trong TPHCM thì nắng nóng và lại ngập úng do thuỷ triều lên. Đọc được truyện này trên FB Truyện rất ngắn thấy hay liền giới thiệu lên Blog. Có lẽ đúng là người Sài Gòn tiếp thị niềm nở, nhã nhặn, kiên trì hơn người Hà Nội chăng ?

CHUYỆN NGƯỜI SÀI GÒN
( Chuyện không tên )
Ở một showroom sang trọng của một hãng xe hơi nổi tiếng mà giá của một chiếc xe nằm ngoài khả năng đếm của nhiều người, vào một buổi trưa trời nắng gắt bên ngoài nhưng bên trong vách kính thì mát lạnh. Anh nhân viên bán hàng mặc đồ vest với cà vạt và dày da bóng lộn đang ngồi xem tivi. … Có một cụ ông đi bộ ngoài đường mở cửa vào showroom. Trông ông có vẻ không được khá giả lắm, tuy cũng vận áo sơ mi ngắn tay cũ và một chiếc quần khaki ngả màu. Ông cụ bước vào, đảo mắt nhìn một lượt rồi chắp tay sau lưng đi đến những chiếc xe trưng bày và bắt đầu xem xét. Anh nhân viên bán hàng bật dậy đi theo cụ, anh đi nhẹ nhàng và tỏ vẻ lịch sự. Anh gọi cụ là ngoại. Ngoại ơi, ngoại à. Mỗi lần cụ dừng lại ở một chi tiết anh lại đề nghị được cho cụ xem rõ hơn, anh mở cửa trước, cửa sau, mở nắp capo để cho cụ xem. Khi cụ tỏ ý thắc mắc thì anh lại nhẹ nhàng giải thích với cụ, cụ già cứ gật gù lắng nghe nhưng có vẻ không hiểu mấy. Đi chán cũng mỏi, anh bán hàng mời cụ già lại chỗ sofa có cái bàn kiếng sạch bóng và mời cụ dùng café, loại café đá pha sẵn thôi. Mãi sau cụ già nói với anh: qua thấy chỗ bán xe hơi này sang trọng quá, lại có máy lạnh nên qua vô xem chơi, chứ xe này cả dòng họ qua gom tiền lại cũng mua không nổi. Anh nhân viên vẫn rất lịch sự: dạ con biết, sẵn ngoại vô chơi thì con giới thiệu luôn để ngoại coi xe, đâu phải ai vô coi xe cũng mua đâu ngoại. Anh cười, coi bộ hiền khô.